Tư vấn luật số1 Tư vấn luật số1
0466588555
Tư vấn luật Tư vấn luật
Đường dây nóng Đường dây nóng
0466588555
Hỗ trợ quản trị Hỗ trợ quản trị
Văn phòng Văn phòng
0439780507
lo
Hội BTTP VN
Banner trai 01
Banner trai 02
Banner trai 03
Khách online: 117
Lượt khách: 3,515,125
Tìm kiếm tin tức

Vì sao hệ thống pháp luật nước ta “cồng kềnh, phức tạp nhất thế giới”?

Một trong những mục tiêu quan trọng của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) năm 2008 là nâng cao chất lượng VBQPPL. Tuy nhiên, đến nay sau 6 năm thi hành, mục tiêu này được Bộ Tư pháp đánh giá là “chưa đạt được”. Tại sao lại có thực trạng này?

Quá nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản 
Mặc dù Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 đã thu gọn một bước các loại văn bản do các cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành nhưng vẫn còn đến 16 loại văn bản do 11 chủ thể có thẩm quyền ban hành hoặc liên tịch ban hành. Trong đó, có một số chủ thể vẫn có thẩm quyền ban hành 2 đến 3 loại VBQPPL. Việc nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành VBQPPL làm cho hệ thống pháp luật phức tạp, cồng kềnh, nhiều tầng nấc. 
Bên cạnh Luật Ban hành VBQPPL năm 2008, Luật Ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) năm 2004 cũng quy định quá nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành VBQPPL, đặc biệt là ở cấp địa phương, gây chậm trễ trong thi hành pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân. 
Theo ước tính, hiện tại ở Việt Nam có khoảng 23.600 cơ quan có thẩm quyền ban hành VBQPPL. Trong đó, các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản riêng ở cấp địa phương là 23.000 cơ quan, gồm 63 tỉnh, thành phố (126 cơ quan gồm HĐND và UBND), 11.000 xã (22.000 HĐND và UBND có thẩm quyền ban hành VBQPPL). Việc có quá nhiều VBQPPL gây khó khăn trong việc tiếp cận, tìm hiểu và tuân thủ pháp luật. 
Còn theo số liệu thống kê của Quốc hội, số lượng luật, pháp lệnh do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành có xu hướng ngày càng tăng.  Số lượng luật, pháp lệnh do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành từ năm 1946 đến năm 1997 (51 năm) là 225 văn bản; từ năm 1997 đến năm 2013 (26 năm) là 312 văn bản (tăng 72% so với 50 năm trước). Tuy nhiên, từ năm 1997 đến nay, phần lớn luật, pháp lệnh là sửa đổi toàn diện hoặc sửa đổi, bổ sung một số điều và nâng từ pháp lệnh lên thành luật. Số lượng văn bản ban hành mới không nhiều.
Với số lượng luật, pháp lệnh ngày càng tăng, số lượng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh ở nước ta hiện nay đã trở nên rất lớn, đến nay chưa được thống kê đầy đủ. 
Không thể kiểm soát được chất lượng
Bộ Tư pháp nhận định, do luật quy định có quá nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành VBQPPL nên số lượng văn bản quy định chi tiết và VBQPPL ban hành theo thẩm quyền có số lượng khổng lồ và không thể kiểm soát được chất lượng, đặc biệt là hình thức thông tư và văn bản do HĐND, UBND các cấp ban hành. 
Bởi vậy, mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng và ban hành VBQPPL nhưng tình trạng văn bản hành chính có chứa quy phạm vẫn còn tồn tại do hầu hết các chủ thể có thẩm quyền ban hành VBQPPL đều có thẩm quyền ban hành văn bản hành chính để quản lý, chỉ đạo, điều hành. 
Theo quy định tại Điều 1 Luật Ban hành VBQPPL năm 2008, một số văn bản khó phân biệt là VBQPPL hay văn bản hành chính thông thường, cách đánh số thứ tự cũng thiếu nhất quán nên rất khó phân biệt giữa VBQPPL và văn bản hành chính thông thường. 
Thống kê năm 2012 cho thấy, trong số 1.054.366 văn bản được các Bộ, ngành và địa phương tự kiểm tra, có tới 1.020.572 văn bản không phải là VBQPPL.  Nguyên nhân có thể do cơ quan ban hành không xác định được đâu là văn bản quy phạm và đâu là văn bản hành chính cá biệt nên ban hành theo trình tự, thủ tục ban hành VBQPPL dẫn đến tốn kém, lãng phí cho ngân sách nhà nước, hiệu quả thi hành thấp.
Cần một Luật thống nhất 
Báo cáo đánh giá tác động của Bộ Tư pháp nhận định: bất cập lớn nhất của Luật Ban hành VBQPPL  năm 2004 là việc quy định cả 3 cấp đều có thẩm quyền ban hành văn bản với nội dung như nhau nhưng chỉ khác ở cấp độ dẫn đến hệ thống văn bản ở địa phương trở nên cồng kềnh, nhiều tầng nấc và rất khó kiểm soát. 
Thẩm quyền ban hành VBQPPL thì bị xé nhỏ theo phạm vi quản lý đã dẫn đến mâu thuẫn, chồng chéo trong công tác ban hành văn bản, tốn kém và lãng phí về nguồn tài chính và nhân lực cho công tác kiểm tra, rà soát văn bản ở địa phương. 
Việc quy định nhiều tầng nấc văn bản cũng gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong việc thi hành, tốn kém cho ngân sách nhà nước trong việc ban hành cũng như triển khai thực hiện, trong khi đó thực tiễn cho thấy đa phần các địa phương số lượng ban hành VBQPPL rất ít, nhiều văn bản lặp lại quy định của Trung ương và của tỉnh. 
Còn đối với Luật Ban hành VBQPPL năm 2008, mặc dù hình thức VBQPPL đã giảm đáng kể nhưng trong 06 năm qua, số lượng VBQPPL được ban hành vẫn rất lớn, với nhiều hình thức văn bản, nhiều cấp độ hiệu lực khác nhau nên hệ thống pháp luật vẫn rất phức tạp, cồng kềnh. 
Với số lượng VBQPPL ban hành ngày càng tăng nhưng chất lượng văn bản chưa tương ứng cho thấy hiệu quả thi hành của Luật Ban hành văn bản chưa đạt được kết quả như mong đợi. Kết quả tổng kết Luật Ban hành VBQPPL 2008 cho thấy mục tiêu nâng cao chất lượng VBQPPL như kỳ vọng khi sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL chưa đạt được. 
Hiện Bộ Tư pháp – cơ quan được giao chủ trì, đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổng kết việc thi hành Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 và Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND năm 2004 để soạn thảo Dự thảo Luật Ban hành VBQPPL  trên cơ sở thống nhất việc ban hành văn bản của Trung ương và địa phương nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
* Theo quy định hiện hành, một số cơ quan không có chức năng quản lý nhà nước như Tòa án, Viện kiểm sát cũng có thẩm quyền ban hành VBQPPL. Đặc biệt, sự phân công giữa các cơ quan Chính phủ, Quốc hội và Tòa án không được rõ ràng khiến cả ba nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp đều tham gia vào hoạt động lập pháp, lập quy là chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. 
* Theo ước tính, hiện tại ở Việt Nam có khoảng 23.600 cơ quan có thẩm quyền ban hành VBQPPL. Trong đó, các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản riêng ở cấp địa phương là 23.000 cơ quan gồm 63 tỉnh, thành phố (126 cơ quan gồm HĐND và UBND), 11.000 xã (22.000 HĐND và UBND có thẩm quyền ban hành VBQPPL). 

(Nguồn: baophapluat.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Quốc hội biểu quyết thông qua 2 luật (19/6/2014)
Tiết lộ về người phụ nữ xóa dấu vết cho bác sỹ Tường (19/6/2014)
Người phố cổ bị lừa cả trăm tỷ từ dự án giãn dân (13/6/2014)
Hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cần có điều kiện chặt chẽ (11/6/2014)
"Chúng tôi sẽ ủng hộ Việt Nam hết mức để giải quyết vấn đề ở Biển Đông" (11/6/2014)
Bất ngờ gì sẽ diễn ra ở phiên tuyên án Nguyễn Đức Kiên? (9/6/2014)
Dân Hà Nội ngơ ngác với Thừa phát lại (6/6/2014)
ABC phủ nhận thiệt hại, "bầu" Kiên có vô tội (6/6/2014)
Công dân có thể được cấp thẻ căn cước từ khi chào đời (5/6/2014)
Những điều thú vị về chế định Thừa phát lại ở Việt Nam (5/6/2014)
Cuối năm 2015 sẽ có Luật Biểu tình (4/6/2014)
“Bầu” Kiên bị đề nghị mức án 30 năm tù (27/5/2014)
Cấp phiếu lý lịch tư pháp cần sự phối kết hợp chặt chẽ của liên ngành (26/5/2014)
Tiến tới xây dựng Luật Đấu giá tài sản (22/5/2014)
Giá công chứng thu vô tội vạ tại Hà Nội (19/5/2014)
Tuyên truyền pháp luật cho người nghèo
Hội nghị tuyên truyền pháp luật cho Hội người khuyết tật
Tập huấn Bộ luật Hình sự năm 2015
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2017
Tập huấn Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 cho Hội viên
phai
phai 3
toaan
 
© 2011 - 2012 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO TP. HÀ NỘI
Địa chỉ: Tầng 2, số 170 Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.Chịu trách nhiệm nội dung: Hoàng Văn Giang - Tổng Thư Ký Hội - Hotline: 0466588555
Điện thoại: 0439780507- 0466588555 - Fax: 0439780507 - Email: baotrotuphaphn@gmail.com/ tuvanplso1@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design