Tư vấn luật số1 Tư vấn luật số1
0466588555
Tư vấn luật Tư vấn luật
Đường dây nóng Đường dây nóng
0466588555
Hỗ trợ quản trị Hỗ trợ quản trị
Văn phòng Văn phòng
0439780507
lo
Hội BTTP VN
Banner trai 01
Banner trai 02
Banner trai 03
Khách online: 108
Lượt khách: 3,515,125
Tìm kiếm tin tức

Hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cần có điều kiện chặt chẽ

Đó là đề xuất của nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012.
Theo ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh), vẫn còn tình trạng người nghèo ở nhà chơi bời, cờ bạc, rượu chè say xỉn, đánh đập vợ con, bắt con bỏ học bán vé số, lao động kiếm tiền để nuôi người nghèo còn sức khỏe. Do đó, cần kiên quyết cắt giảm các chính sách nếu người nghèo, hộ nghèo không thực hiện các chính sách Nhà nước yêu cầu và không có ý thức thoát nghèo. Đồng thời có chính sách tuyên dương, hỗ trợ những người thoát nghèo trước thời hạn, có ý thức vươn lên thoát nghèo.

Nhất trí cao với đề nghị của ĐB Ngô Thị Minh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – đầu tư Bùi Quang Vinh cho hay, giai đoạn 2005-2012, đất nước liên tiếp trải qua những thời điểm khó khăn, hết lạm phát năm 2008 lại khủng hoảng năm 2011 đến nay. Dù vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, Quốc hội, Chính phủ vẫn luôn dành nguồn lực rất to lớn cho chương  trình giảm nghèo. 8 năm qua, tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và có tính chất ngân sách Nhà nước cho chương trình xóa đói giảm nghèo lên đến 864.050 tỷ đồng (tương đương khoảng 120.000 tỷ đồng/năm cho hoạt động này).


Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh: “Có một nghịch lý là nhiều hộ nghèo cứ thích nghèo mãi để nhận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước”.     

Năm 2014, trong bối cảnh nguồn lực rất khó khăn, Quốc hội đã quyết định giãn, giảm tiền với nhiều chương trình mục tiêu quốc gia xuống còn 50% nguồn lực đầu tư so với nhu cầu kế hoạch nhưng 2 chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới vẫn được giữ nguyên không cắt giảm gì cả, thậm chí còn tăng lên. Các ĐBQH cũng đã biểu quyết thống nhất sang nhiệm kỳ 2016 – 2020, cũng chỉ giữ lại 2 chương trình này. Điều đó cho thấy cho thấy nguồn lực dành cho công tác giảm nghèo luôn là ưu tiên lớn trong tỷ trọng chi ngân sách hàng năm. Nỗ lực giảm nghèo của Việt Nam cũng được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Nhiều nhà tài trợ trên thế giới đã cam kết dành vốn cho Việt Nam vì nỗ lực của chúng ta trong giảm nghèo.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, “có một nghịch lý là giờ nhiều hộ nghèo không muốn vươn lên, chỉ thích ở lại làm hộ nghèo. Lý do là nếu nghèo sẽ được nhận rất nhiều chính sách hỗ trợ, còn vươn lên thoát nghèo thì không được hỗ trợ gì nữa”. Dẫn chứng cho thực tế này, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh kể lại câu chuyện khi ông còn là Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, “có cụ bà người dân tộc thiểu số phản ánh với tôi rằng, bản thân bà dù tuổi đã cao nhưng ngày nào cũng phải lên nương, lên rẫy để lao động sản xuất mà cuối cùng không nhận được bất cứ chế độ gì vì được xếp ở diện “cận nghèo”. Trong khi đó, cậu thanh niên ở cạnh bên, ngày ngày chỉ đi chọc bi-a, ăn chơi, nghiện hút thì được xếp vào diện hộ nghèo và nhận được rất nhiều chính sách hỗ trợ”. 

“Đồng tiền hỗ trợ cũng phải tạo ra động cơ, động lực. Đã đến lúc chính sách hỗ trợ cũng phải kèm theo điều kiện, ví dụ yêu cầu người nghèo cam kết nỗ lực vươn lên xóa nghèo trong 1-2 năm sau khi được hưởng các chế độ hỗ trợ. Rồi chuẩn nghèo cũng phải được nâng dân lên từng bước tiến tới chuẩn nghèo quốc tế chứ chuẩn nghèo với mức thu nhập 500 nghìn đồng/người ở đô thị, 400 nghìn đồng/người ở nông thôn giờ đã quá lạc hậu, thiếu thực chất. Phải bình xét cụ thể, không thể để tình trạng người nghiện hút vẫn được hỗ trợ. Ngoài ra phải tăng cường nhận thức cho người nghèo để họ có ý chí vươn lên cũng như phải cảm thấy xấu hổ khi mình có điều kiện mà không thể vươn lên thoát nghèo” – Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói. 

Trước đó, báo cáo trước Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho hay, tỉ lệ giảm nghèo cả nước đều đạt và vượt chỉ tiêu, bình quân mỗi năm giảm từ 2,3 - 2,5%. Tuy nhiên, tỉ lệ nghèo giữa các vùng, miền còn khoảng cách khá lớn. Đến năm 2012, chỉ có 3 vùng tỉ lệ hộ nghèo dưới 10%, đó là Đông Nam Bộ (1,27%), đồng bằng sông Hồng (4,89%) và đồng bằng sông Cửu Long (9,24%); các vùng có tỉ lệ nghèo cao là miền núi Tây Bắc (28,55%), miền núi Đông Bắc (17,39%) và Tây Nguyên (15%); có 1/5 số tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo ở mức trên 20%.        

(Nguồn: phapluatxahoi.vn)
CÁC TIN KHÁC:
"Chúng tôi sẽ ủng hộ Việt Nam hết mức để giải quyết vấn đề ở Biển Đông" (11/6/2014)
Bất ngờ gì sẽ diễn ra ở phiên tuyên án Nguyễn Đức Kiên? (9/6/2014)
Dân Hà Nội ngơ ngác với Thừa phát lại (6/6/2014)
ABC phủ nhận thiệt hại, "bầu" Kiên có vô tội (6/6/2014)
Công dân có thể được cấp thẻ căn cước từ khi chào đời (5/6/2014)
Những điều thú vị về chế định Thừa phát lại ở Việt Nam (5/6/2014)
Cuối năm 2015 sẽ có Luật Biểu tình (4/6/2014)
“Bầu” Kiên bị đề nghị mức án 30 năm tù (27/5/2014)
Cấp phiếu lý lịch tư pháp cần sự phối kết hợp chặt chẽ của liên ngành (26/5/2014)
Tiến tới xây dựng Luật Đấu giá tài sản (22/5/2014)
Giá công chứng thu vô tội vạ tại Hà Nội (19/5/2014)
Kéo dài tuổi nghỉ hưu không là “giải pháp tuyệt đối” tránh vỡ quỹ BHXH (19/5/2014)
Ngày Pháp luật và Tủ sách pháp luật ở Trường Sa (15/5/2014)
Đã đến lúc Việt Nam phải kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế (15/5/2014)
Nam giới có thể được hưởng chế độ thai sản 5 - 7 ngày (14/5/2014)
Tuyên truyền pháp luật cho người nghèo
Hội nghị tuyên truyền pháp luật cho Hội người khuyết tật
Tập huấn Bộ luật Hình sự năm 2015
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2017
Tập huấn Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 cho Hội viên
phai
phai 3
toaan
 
© 2011 - 2012 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO TP. HÀ NỘI
Địa chỉ: Tầng 2, số 170 Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.Chịu trách nhiệm nội dung: Hoàng Văn Giang - Tổng Thư Ký Hội - Hotline: 0466588555
Điện thoại: 0439780507- 0466588555 - Fax: 0439780507 - Email: baotrotuphaphn@gmail.com/ tuvanplso1@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design