Tư vấn luật số1 Tư vấn luật số1
0466588555
Tư vấn luật Tư vấn luật
Đường dây nóng Đường dây nóng
0466588555
Hỗ trợ quản trị Hỗ trợ quản trị
Văn phòng Văn phòng
0439780507
lo
Banner trai 01
Banner trai 02
Banner trai 03
Khách online: 90
Lượt khách: 3,515,125
Tìm kiếm tin tức

Tập huấn Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 cho Hội viên

Sáng ngày 14/9/2017, Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 cho hội viên của Hội, tại Hội trường nhà B - Sở Tư pháp thành phố Hà Nội, với hơn 100 hội viên tham dự.
Tại Hội nghị, đồng chí Cù Thu Anh - Phó cục trưởng Cục trợ giúp pháp lý - Bộ tư pháp đã phổ biến các nội dung chủ yếu của Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 và các điểm mới được quy định trong luật. 
Đ/c Cù Thu Anh - Phó cục trưởng Cục trợ giúp pháp lý

Trước hết, là Luật TGPL 2017 thông qua việc sửa đổi quy định về các nhóm đối tượng được TGPL đã mở rộng thêm nhiều trường hợp được TGPL hơn so với Luật TGPL 2006. Cụ thể theo hướng sửa đổi này, đối với đối tượng trẻ em, Luật TGPL 2006 chỉ giới hạn trong phạm vi người dưới 16 tuổi "không nơi nương tựa", nay Luật TGPL 2017 đã mở rộng phạm vi ra đối với tất cả mọi trẻ em theo Luật Trẻ em năm 2016. Đối với người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Luật sửa đổi cụm từ "thường trú" thành "cư trú", qua đó mở rộng hơn đối tượng được TGPL (vì đối tượng "cư trú" có diện rộng hơn đối tượng "thường trú").
Thứ hai, Luật bổ sung hai nhóm đối tượng mới được trợ giúp pháp lý khi bị buộc tội là: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và người thuộc hộ cận nghèo. Người bị buộc tội được hiểu là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Như vậy, bất kỳ người nào thuộc đối tượng "đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi" hoặc "thuộc hộ cận nghèo" mà bị buộc tội đều là đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí.
Thứ ba, ngoài những nhóm đối tượng được trợ giúp pháp lý nêu trên, những trường hợp dưới đây, nếu có khó khăn về tài chính, thì cũng được trợ giúp pháp lý:
- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ. Theo Luật TGPL 2006 (còn hiệu lực đến ngày 31/12/2017), thì các trường hợp này được trợ giúp pháp lý cùng với nhóm các trường hợp người có công với cách mạng. Kể từ ngày 01/01/2018, những trường hợp này chỉ được trợ giúp pháp lý khi có khó khăn về tài chính.
- Người nhiễm chất độc da cam. Theo Luật TGPL 2006 (hướng dẫn tại các Nghị định số 07/2007/NĐ-CP, được SĐBS theo Nghị định số 14/2013/NĐ-CP), những người bị nhiễm chất độc da cam phải kèm theo điều kiện "không có nơi nương tựa" mới thuộc trường hợp được trợ giúp pháp lý. Theo Luật TGPL 2017, thì tất cả những người bị nhiễm chất độc da cam mà có khó khăn về tài chính đều được trợ giúp pháp lý.
- Người cao tuổi (trên 60 tuổi) khi có khó khăn về tài chính sẽ được trợ giúp pháp lý. Theo Luật TGPL 2006, người cao tuổi nếu có khó khăn về tài chính thì phải thuộc trường hợp "sống cô đơn, không nơi nương tựa", mới được trợ giúp pháp lý.
- Người khuyết tật (là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn).
- Hai nhóm đối tượng mới được bổ sung vào Luật TGPL 2017, nếu có khó khăn về tài chính, đó là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự và người là nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình.
- Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người, là đối tượng được luật hóa từ Nghị định số 14/2013/NĐ-CP của chính phủ.
- Cuối cùng là những trường hợp bị nhiễm HIV, cũng được Luật TGPL 2017 mở rộng ra khỏi diện "không có nơi nương tựa", tức là nếu có khó khăn về tài chính thì được trợ giúp pháp lý.
Luật TGPL 2017 giao Chính phủ quy định chi tiết điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Nhìn vào đối tượng được trợ giúp pháp lý của Luật TGPL 2017 để so với Luật TGPL 2006, có thể thấy chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đã dành sự quan tâm mở rộng hơn cho cho các nhóm đối tượng thuộc trường hợp khó khăn, yếu thế trong xã hội./.

Đ/c Hoàng Văn Giang - Phó chủ tịch Hội phát biểu ý kiến kết thúc Hội nghị
 
Luật Trợ giúp pháp lý số 11/2017/QH14 (Luật TGPL 2017) đã được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày 20/6/2017, tại kỳ họp thứ 3, gồm 8 chương, 48 điều. Luật này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 và thay thế Luật Trợ giúp pháp lý số 69/2006/QH11 (Luật TGPL 2006).
(Nguồn: văn phòng)
CÁC TIN KHÁC:
Cấp “sổ đỏ” cho người dân: Thực trạng và những bất cập (20/11/2015)
Lễ ra mắt Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam (4/11/2015)
Biết luật, làm sổ đỏ sẽ bớt khó khăn (3/9/2015)
Chi bộ Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tiến hành Đại hội nhiệm kỳ 2015 - 2020 (12/6/2015)
Chương trình Luật sư riêng của hộ gia đình và doanh nghiệp lần đầu tổ chức tại Hà Nội (1/6/2015)
Thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở Trung tâm tư vấn pháp luật số 1 (2/4/2015)
UBND TP Hà Nội khen thưởng các tổ chức, đơn vị có thành tích trong hoạt động Bổ trợ tư pháp năm 2014 (23/3/2015)
Kế hoạch Trợ giúp pháp lý lưu động miễn phí của Trung tâm tư vấn pháp luật số 1 từ ngày 20/8/2014 đến ngày 30/8/2014 (20/8/2014)
Trung tâm tư vấn pháp luật số 1 tổ chức tư vấn pháp luật miễn phí vào thứ 6 hàng tuần (13/8/2014)
Hội thảo “Tăng cường truyền thông bảo trợ tư pháp và thảo luận kết quả khảo sát nghiệp vụ” (5/8/2014)
Hàng trăm người khuyết tật huyện Ứng Hòa được luật sư tuyên truyền, tư vấn pháp luật miễn phí (26/6/2014)
Trung tâm tư vấn pháp luật số 1 tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền pháp luật cho nhân dân trên địa bàn Thủ đô (19/6/2014)
Trung tâm tư pháp luật số 1 tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động miễn phí cho Hội người mù tại quận Tây Hồ (20/5/2014)
Trung tâm TVPL số 1: Địa chỉ tin cậy của những người kém may mắn (27/8/2013)
Trung tâm TVPL số 1 tổ chức tư vấn pháp luật miễn phí từ 12/8 - 16/8/2013 (6/8/2013)
Tuyên truyền pháp luật cho người nghèo
Hội nghị tuyên truyền pháp luật cho Hội người khuyết tật
Tập huấn Bộ luật Hình sự năm 2015
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2017
Tập huấn Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 cho Hội viên
phai
phai 3
toaan
 
© 2011 - 2012 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO TP. HÀ NỘI
Địa chỉ: Tầng 2, số 170 Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.Chịu trách nhiệm nội dung: Hoàng Văn Giang - Tổng Thư Ký Hội - Hotline: 0466588555
Điện thoại: 0439780507- 0466588555 - Fax: 0439780507 - Email: baotrotuphaphn@gmail.com/ tuvanplso1@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design