Tư vấn luật số1 Tư vấn luật số1
0466588555
Tư vấn luật Tư vấn luật
Đường dây nóng Đường dây nóng
0466588555
Hỗ trợ quản trị Hỗ trợ quản trị
Văn phòng Văn phòng
0439780507
lo
Hội BTTP VN
Banner trai 01
Banner trai 02
Banner trai 03
Khách online: 109
Lượt khách: 3,515,125
Tìm kiếm tin tức

Tọa đàm đề xuất bổ sung pháp luật để tăng cường sự tham gia trợ giúp pháp lý của bào chữa viên nhân dân và cơ quan báo chí

Sáng 26/8, tại Hà Nội, Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Tọa đàm: Đề xuất bổ sung pháp luật để tăng cường sự tham gia trợ giúp pháp lý của bào chữa viên nhân dân và cơ quan báo chí.

Bào chữa viên nhân dân không phải là một chức danh theo một nghề mà chỉ là chức danh khi tham gia một vụ án cụ thể. Theo quy định chỉ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của mặt trận có quyền cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình. Theo Nghị quyết số 03/NQ-HĐTP ngày 2/10/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, một người được coi là bào chữa viên nhân dân khi người đó được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử ra bào chữa cho thành viên tổ chức mình. Tòa án sẽ căn cứ vào giấy giới thiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên từ cấp xã, phường trở lên để cấp giấy chứng nhận người bào chữa đó là bào chữa viên nhân dân.
 
Các ý kiến tại Tọa đàm đánh giá bào chữa viên nhân dân có lợi thế riêng, họ không bị chi phối bởi cơ quan tiến hành tố tụng như luật sư. Bào chữa viên nhân dân nhìn nhận về vụ án từ góc độ xã hội - pháp lý nhiều hơn, giúp vụ án được xem xét từ nhiều góc độ. Nhiều ý kiến cho rằng rất cần có một văn bản pháp luật làm rõ trách nhiệm của các tổ chức trong việc cử bào chữa viên nhân dân và cần mở rộng hơn diện tổ chức được cử bào chữa viên nhân dân. Xuất phát từ những vụ án cụ thể, ý kiến của một số luật sư cho rằng cần thiết mở rộng chế định bào chữa viên nhân dân tham gia bào chữa các vụ án, tuy nhiên đề xuất luật cần quy định rõ về tiêu chuẩn, trình độ của bào chữa viên nhân dân; mở rộng không chỉ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của mặt trận có quyền cử bào chữa viên nhân dân mà các hiện hội khác cũng có thẩm quyền này. Nhiều ý kiến cho rằng cần đặc biệt quan tâm tới công tác tuyên truyền để người dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn hiểu rõ hơn về vai trò, vị trí của bào chữa viên nhân dân…
 
Nhiều ý kiến đã phân tích, làm nổi bật vai trò của cơ quan báo chí trong công tác truyền thông pháp luật, bảo đảm tính công khai, minh bạch, giám sát, thúc đẩy vụ án được xét xử khách quan. Có ý kiến cho rằng, để nâng cao hiệu quả hoạt động của bào chữa viên nhân dân rất cần sự hợp tác chặt chẽ của truyền thông với trợ giúp pháp lý nhằm hướng tới nền tư pháp minh bạch. Muốn vậy, trợ giúp pháp lý và truyền thông, báo chí phải có những thống nhất mang tính xây dựng, hướng đến việc thông tin, tìm hiểu, giải thích pháp luật để đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật với nhóm đối tượng là người nghèo…

(Nguồn: daibieunhandan.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi): Có cần Bộ trưởng “không Bộ”? (22/8/2014)
Đào tạo “ba chung”: Góp phần nâng cao chất lượng tranh tụng, bảo vệ quyền lợi của người dân (22/8/2014)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Quân ủy TW (21/8/2014)
Hà Nội cần 22 nghìn tỷ đồng đầu tư phát triển năm 2014 (21/8/2014)
Quyết tâm “làm đến cùng” của Thủ tướng (21/8/2014)
6 tháng cuối năm: Cần ban hành 78 văn bản (20/8/2014)
Bộ Tư pháp có 2 tân Thứ trưởng (20/8/2014)
Tập trung đơn giản hóa TTHC lĩnh vực đất đai, thuế, hải quan (18/8/2014)
Giới Luật sư phản đối Thông tư của Bộ Công an (18/8/2014)
Hà Nội: UBND huyện Sóc Sơn đề nghị CQĐT vào cuộc vụ cháu bé 2 tuổi suýt mất mạng ở trường mầm non (15/8/2014)
Không miễn, giảm với các tội tham nhũng (14/8/2014)
Hà Nội: Phát hiện thêm nhiều thiết bị y tế không rõ xuất xứ (13/8/2014)
Thủ tướng phân công soạn thảo 31 Nghị định hướng dẫn các luật mới (13/8/2014)
Làng nằm chờ “thần chết” ung thư giữa lòng Hà Nội (11/8/2014)
Phó Ban tổ chức Quận ủy Cầu Giấy bị bắt vì "cò mồi" sát thủ (11/8/2014)
Tuyên truyền pháp luật cho người nghèo
Hội nghị tuyên truyền pháp luật cho Hội người khuyết tật
Tập huấn Bộ luật Hình sự năm 2015
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2017
Tập huấn Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 cho Hội viên
phai
phai 3
toaan
 
© 2011 - 2012 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO TP. HÀ NỘI
Địa chỉ: Tầng 2, số 170 Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.Chịu trách nhiệm nội dung: Hoàng Văn Giang - Tổng Thư Ký Hội - Hotline: 0466588555
Điện thoại: 0439780507- 0466588555 - Fax: 0439780507 - Email: baotrotuphaphn@gmail.com/ tuvanplso1@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design