Tư vấn luật số1 Tư vấn luật số1
0466588555
Tư vấn luật Tư vấn luật
Đường dây nóng Đường dây nóng
0466588555
Hỗ trợ quản trị Hỗ trợ quản trị
Văn phòng Văn phòng
0439780507
lo
Banner trai 01
Banner trai 02
Banner trai 03
Khách online: 108
Lượt khách: 3,515,125
Tìm kiếm tin tức

Cấp “sổ đỏ” cho người dân: Thực trạng và những bất cập

Sáng nay (19/11), tại Hà Nội, Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam (VIJUSAP) đã tổ chức hội thảo Thực trạng và những bất cập trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở khảo sát thực tiễn tại 5 địa phương: Hà Nội, Thái Bình, Hòa Bình, Sơn La và Phú Yên.
Thủ tục nhiêu khê, rắc rối, khó khăn và tài chính khiến không ít người dân tại nhiều địa phương không mặn mà nhận sổ đỏ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) được coi là chứng chỉ, sự thừa nhận sở hữu lâu dài của Nhà nước cho giá trị tài sản lớn nhất của người dân. Đồng thời là vật bảo đảm tương lai bền vững cho nhiều thế hệ, là của để dành để mỗi khi có bất trắc xảy ra, người dân có nguồn lực để tự trang trải. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc tiến hành cấp sổ đỏ cho người dân đặc biệt người dân nông thôn còn khá nhiều những tồn tại, vướng mắc, bắt nguồn ngay từ khâu ban hành chính sách lẫn triển khai thực hiện.

Chia sẻ về nguyên nhân việc chậm chễ trong việc cấp sổ đỏ từ thực tế triển khai Dự án Vận động chính sách thúc đẩy cấp sổ đỏ triển khai tại 5 tỉnh Thái Bình, Sơn La, Phú Yên, Hòa Bình và Hà Nội, trong đó mỗi tỉnh chọn ra 2 huyện và mỗi huyện chọn 2 xã điển hình, TS Tạ Thị Minh Lý- Chủ tịch VIJUSAP cho biết: Tại huyện Kiến Xương, Thái Bình, mặc dù mọi thủ tục đã được hoàn tất song nhiều người dân không có ý định đến lấy sổ đỏ của chính mình về. Trong đó, kinh tế cũng là một lý do khiến người dân tại đây không mặn mà vì để lấy được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải mất một khoản tiền khoảng 3 triệu đồng, số tiền lớn hơn so với một tháng thu nhập của họ. Còn tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình cho thấy, vấn đề nổi cộm là việc Nhà nước thu hồi lại sổ đỏ để cấp lại sổ đỏ mới, nhưng hơn một năm nay vẫn chưa nhận lại được bìa đỏ, làm cho người dân bức xúc. Nguyên nhân là do huyện chưa có kinh phí để mua phôi sổ đỏ.

Tại huyện Từ Liêm và Đông Anh, Hà Nội, các vụ việc về đất đai và chậm cấp sổ đỏ lại có nhiều nguyên nhân như mua bán từ nhiều giai đoạn chỉ có viết tay; hạn mức đất được cấp sổ đỏ thay đổi theo thời kỳ nên người dân chưa đồng tình; đất quy hoạch chưa cấp sổ đỏ; đất bị thu hồi vì công trình công cộng,… đền bù chưa thỏa đáng. Bên cạnh đó, do việc đăng ký không kịp thời, chế độ tài chính chưa phù hợp,… cũng là lý do chậm trễ cấp sổ đỏ. Ngoài ra, cũng có những trường hợp cấp đất, mua bán chồng lấn, diện tích đo đạc các thời kỳ không chính xác,…

Ông Chu Văn Hệ - cán bộ tư pháp UBND xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội chia sẻ: Theo Luật đất đai cũ năm 2003 thì các thửa đất cấp đến nay không có tranh chấp xã, thôn bán trước năm 1993 thì người dân chỉ nộp tiền trước bạ là được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, theo Luật mới năm 2013 thì người dân phải nộp tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ quá cao (50 -100%) so với điều kiện kinh tế của người dân nông thôn khiến người dân ở nông thôn không đủ sức để xin cấp sổ đỏ dẫn đến thắc mắc và tồn đọng. Ông Hệ kiến nghị, chỉ nên thu từ 10 – 20% là phù hợp ở nông thôn.

Tuy nhiên, theo ông La Văn Thịnh- Phó Cục trưởng Cục Quản lý Công sản - Bộ Tài chính, tình trạng người dân không nhận “sổ đỏ” không hẳn vì vấn đề tài chính mà vì không đồng tình khi chỉ được cấp sổ cho một phần diện tích đất mà họ thực tế đang sử dụng để đúng hạn mức sở hữu đất đai.

Trong số các vụ khiếu kiện thì đất đai chiếm tới 60 – 70%, theo đó, bà Tạ Thị Minh Lý nhấn mạnh, tỷ lệ khiếu kiện cao về đất đai hiện nay là mất mát lớn cho người dân và xã hội. Do "đất không chân”, không tự dịch chuyển nên cơ quan chức năng phải tính toán để quy hoạch, tháo gỡ bất cập trong quản lý đất đai, không để dân phải khiếu kiện.
(Nguồn: aocongthuong.com.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Lễ ra mắt Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam (4/11/2015)
Biết luật, làm sổ đỏ sẽ bớt khó khăn (3/9/2015)
Chi bộ Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tiến hành Đại hội nhiệm kỳ 2015 - 2020 (12/6/2015)
Chương trình Luật sư riêng của hộ gia đình và doanh nghiệp lần đầu tổ chức tại Hà Nội (1/6/2015)
Thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở Trung tâm tư vấn pháp luật số 1 (2/4/2015)
UBND TP Hà Nội khen thưởng các tổ chức, đơn vị có thành tích trong hoạt động Bổ trợ tư pháp năm 2014 (23/3/2015)
Kế hoạch Trợ giúp pháp lý lưu động miễn phí của Trung tâm tư vấn pháp luật số 1 từ ngày 20/8/2014 đến ngày 30/8/2014 (20/8/2014)
Trung tâm tư vấn pháp luật số 1 tổ chức tư vấn pháp luật miễn phí vào thứ 6 hàng tuần (13/8/2014)
Hội thảo “Tăng cường truyền thông bảo trợ tư pháp và thảo luận kết quả khảo sát nghiệp vụ” (5/8/2014)
Hàng trăm người khuyết tật huyện Ứng Hòa được luật sư tuyên truyền, tư vấn pháp luật miễn phí (26/6/2014)
Trung tâm tư vấn pháp luật số 1 tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền pháp luật cho nhân dân trên địa bàn Thủ đô (19/6/2014)
Trung tâm tư pháp luật số 1 tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động miễn phí cho Hội người mù tại quận Tây Hồ (20/5/2014)
Trung tâm TVPL số 1: Địa chỉ tin cậy của những người kém may mắn (27/8/2013)
Trung tâm TVPL số 1 tổ chức tư vấn pháp luật miễn phí từ 12/8 - 16/8/2013 (6/8/2013)
Hội Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo TP. Hà Nội:
Phấn đấu trở thành bạn đồng hành của người dân
(20/6/2013)
Tuyên truyền pháp luật cho người nghèo
Hội nghị tuyên truyền pháp luật cho Hội người khuyết tật
Tập huấn Bộ luật Hình sự năm 2015
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2017
Tập huấn Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 cho Hội viên
phai
phai 3
toaan
 
© 2011 - 2012 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO TP. HÀ NỘI
Địa chỉ: Tầng 2, số 170 Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.Chịu trách nhiệm nội dung: Hoàng Văn Giang - Tổng Thư Ký Hội - Hotline: 0466588555
Điện thoại: 0439780507- 0466588555 - Fax: 0439780507 - Email: baotrotuphaphn@gmail.com/ tuvanplso1@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design