Tư vấn luật số1 Tư vấn luật số1
0466588555
Tư vấn luật Tư vấn luật
Đường dây nóng Đường dây nóng
0466588555
Hỗ trợ quản trị Hỗ trợ quản trị
Văn phòng Văn phòng
0439780507
lo
Hội BTTP VN
Banner trai 01
Banner trai 02
Banner trai 03
Khách online: 102
Lượt khách: 3,515,125
Tìm kiếm tin tức

Hối lộ công chức nước ngoài sẽ chịu xử lý hình sự

Tổng kết thi hành Bộ luật Hình sự (BLHS) cho thấy, một số hành vi có tính chất nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa được quy định trong BLHS, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Vì vậy, việc hình sự hóa một số hành vi vi phạm pháp luật được đặt ra trong sửa đổi BLHS lần này.

Hình sự hóa hành vi thành lập, tham gia vào tổ chức tội phạm
Theo Bộ Tư pháp, thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời gian qua đã chứng minh rằng, một số hành vi có tính chất nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa được quy định trong BLHS. Điển hình có thể kể tới một số hành vi như: Buôn bán người với mục đích bóc lột lao động; lạm dụng lao động trẻ em; dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để đe dọa người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính; thành lập hoặc tham gia vào tổ chức tội phạm; chiếm đoạt, mua bán trái phép mô tạng, các bộ phận cơ thể người, thai nhi; vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ do người đi bộ tham gia giao thông thực hiện; lợi dụng bán hàng đa cấp để chiếm đoạt tiền, tài sản; tuyển dụng lao động, du học sinh bất hợp pháp; bảo kê, đòi nợ thuê theo kiểu xã hội đen và các hành vi liên quan đến bảo hiểm xã hội…Vì thế, sửa đổi BLHS đặt ra vấn đề nghiên cứu hình sự hóa các hành vi nói trên để có cơ sở xử lý tội phạm.
Đặc biệt hiện nay, khi Việt Nam đã tham gia một số điều ước quốc tế thì càng đòi hỏi cần “nội luật hóa” những quy định có liên quan để tăng cường hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm. Đơn cử,  BLHS hiện hành mới chỉ có một điều (Điều 79) quy định về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, trong đó đề cập đến việc thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân mà chưa có quy định về vấn đề tổ chức tội phạm cũng như chưa hình sự hóa hành vi thành lập, tham gia vào tổ chức tội phạm nói chung.
Trong khi đó,  Điều 5 của Công ước Liên Hợp quốc (LHQ) về phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia yêu cầu các quốc gia thành viên phải hình sự hóa việc tham gia vào một nhóm tội phạm có tổ chức. Với tư cách là thành viên của Công ước này, Bộ Tư pháp cho rằng Việt Nam cần phải hình sự hóa hành vi thành lập, tham gia vào tổ chức tội phạm. 
Thêm vào đó, thực tiễn nước ta trong những năm qua tình hình diễn biến tội phạm ngày càng nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, trong đó đáng chú ý là “tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm hoạt động dưới dạng băng nhóm bảo kê, siết nợ, đòi nợ thuê, bắt giữ người trái pháp luật gia tăng”. Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu thấu đáo vấn đề này để bổ sung vào BLHS.
Tham nhũng: hướng đến chủ thể nước ngoài
Theo quy định của BLHS hiện hành thì chủ thể của nhóm tội phạm tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Việt Nam, bao gồm: cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (những người thi hành công vụ). 
Còn những người có chức vụ, quyền hạn của nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hoặc làm việc ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các Cty 100% vốn đầu tư nước ngoài, các Cty liên doanh có vốn nhà nước tham gia, Cty CP, hợp tác xã (như giám đốc, phó giám đốc, kế toán, thủ quỹ, thủ kho…) không phải là chủ thể của tội tham nhũng.
Tuy nhiên, theo Bộ Tư pháp, với tư cách là thành viên của Công ước LHQ về chống tham nhũng, Việt Nam phải hình sự hóa một số hành vi tham nhũng được nêu trong Công ước như hối lộ trong khu vực tư; biển thủ tài sản trong khu vực tư; hối lộ công chức nước ngoài hoặc công chức của tổ chức quốc tế công.
Trên thực tế, qua thực tiễn thi hành BLHS, ở nước ta đã xuất hiện trường hợp vì lợi ích của cơ quan, tổ chức hoặc địa phương mình mà cá nhân Việt Nam đã thực hiện hành vi đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nhưng chúng ta không có cơ sở pháp lý để xử lý hình sự đối với các đối tượng này về hành vi nhận hối lộ cũng như đưa hối lộ. Tương tự, việc không coi người có chức vụ, quyền hạn làm việc ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là chủ thể tội phạm tham nhũng đã dẫn đến việc áp dụng không thống nhất, xử lý không công bằng.

(Nguồn: baophapluat.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Tiến hành rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến giấy tờ công dân (20/2/2014)
Giao Tòa ra một hay nhiều quyết định thi hành án? (18/2/2014)
Lập 6 chốt ngăn chặn gà nhập lậu (18/2/2014)
Sửa đổi Bộ luật Dân sự: Gỡ “điểm nghẽn”, tạo đà cho doanh nghiệp phát triển (17/2/2014)
Đổi mới phương thức lãnh đạo, tạo bước chuyển biến mới (17/2/2014)
5 trẻ tử vong vì biến chứng bệnh sởi (14/2/2014)
Tổ chức thi tuyển các chức danh lãnh đạo là giải pháp cần nhân rộng (14/2/2014)
Kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác PBGDPL (14/2/2014)
Đua nhau đổ tiền "giải" hạn (13/2/2014)
Tăng cường phòng, chống tham nhũng trong thi hành án dân sự (13/2/2014)
Kỳ vọng trung tâm quốc gia về tư pháp quốc tế (11/2/2014)
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2014 (10/2/2014)
Truy tố “bầu Kiên” 4 tội danh cùng 8 đồng phạm (10/2/2014)
Triển khai công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật năm 2014 (10/2/2014)
Sáng nay tuyên án vụ Huyền Như lừa 4.000 tỷ đồng (27/1/2014)
Tuyên truyền pháp luật cho người nghèo
Hội nghị tuyên truyền pháp luật cho Hội người khuyết tật
Tập huấn Bộ luật Hình sự năm 2015
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2017
Tập huấn Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 cho Hội viên
phai
phai 3
toaan
 
© 2011 - 2012 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO TP. HÀ NỘI
Địa chỉ: Tầng 2, số 170 Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.Chịu trách nhiệm nội dung: Hoàng Văn Giang - Tổng Thư Ký Hội - Hotline: 0466588555
Điện thoại: 0439780507- 0466588555 - Fax: 0439780507 - Email: baotrotuphaphn@gmail.com/ tuvanplso1@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design