Tư vấn luật số1 Tư vấn luật số1
0466588555
Tư vấn luật Tư vấn luật
Đường dây nóng Đường dây nóng
0466588555
Hỗ trợ quản trị Hỗ trợ quản trị
Văn phòng Văn phòng
0439780507
lo
Banner trai 01
Banner trai 02
Banner trai 03
Khách online: 87
Lượt khách: 3,515,125
Tìm kiếm tin tức

Sử dụng LĐ cao tuổi làm việc nặng nhọc phải theo điều kiện nghiêm ngặt

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất những điều kiện nghiêm ngặt đối với việc sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Cụ thể, chỉ sử dụng người lao động cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi có đủ các điều kiện sau đây: Người lao động cao tuổi phải là người có kinh nghiệm, với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; trong đó có ít nhất 10 năm hành nghề liên tục tính đến trước thời điểm ký hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi. Người lao động cao tuổi là người tay có nghề cao, có chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật; người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, sát hạch trước khi ký hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, người lao động cao tuổi phải có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành tương ứng với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; được người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần trong một năm và kiểm tra các số chỉ số sức khỏe phù hợp trước khi bố trí những chuyến công tác dài ngày.

Dự thảo nêu rõ, chỉ sử dụng không quá 5 năm đối với từng người lao động cao tuổi; phải bố trí ít nhất một người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm với người lao động cao tuổi khi triển khai công việc tại một nơi làm việc. Bên cạnh đó, có đơn của người lao động cao tuổi về sự tự nguyện làm việc để người sử dụng lao động xem xét trước khi ký hợp đồng lao động.

Theo dự thảo, căn cứ quy định trên, người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng người lao động cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải lập phương án, gửi Bộ có thẩm quyền quản lý lĩnh vực, ngành, nghề, với các nội dung cơ bản sau: Chức danh nghề, công việc, kèm theo mô tả đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc sử dụng người lao động cao tuổi; ý nghĩa và tác động của việc sử dụng người lao động cao tuổi; đề xuất và đánh giá từng điều kiện cụ thể sử dụng người cao tuổi.

Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp đặc biệt sử dụng người lao động cao tuổi trong lĩnh vực, ngành, nghề thuộc thẩm quyền quản lý.

Dự thảo nêu rõ, việc sử dụng người cao tuổi làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải thực hiện các quy định như đối với người lao động cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
(Nguồn: chinhphu.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Hỗ trợ người đóng BHXH tự nguyện (7/1/2016)
Bộ Chính trị chỉ đạo bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp (7/1/2016)
Cho thuê lại nhà ở công vụ bị phạt tiền, thu hồi nhà (22/12/2015)
Hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất (22/12/2015)
Chỉ đạo mới của Thủ tướng liên quan đến tiền lương (16/12/2015)
Thủ tục hỗ trợ phụ nữ nghèo sinh con đúng chính sách dân số (4/11/2015)
Sẽ có hình phạt chung thân không giảm án (14/7/2015)
Cải cách hành chính để không tham nhũng, tiêu cực (16/4/2015)
Quy định mới về tuyển dụng công chức (3/4/2015)
Nghiêm cấm cán bộ, công chức biếu, tặng trang thiết bị làm việc (12/3/2015)
Điều kiện vay vốn mua, thuê, nhà ở xã hội (12/3/2015)
Không để hệ thống pháp luật bị cồng kềnh (11/3/2015)
6 bản chính giấy tờ, văn bản không được chứng thực bản sao (6/3/2015)
Ưu tiên cho vay giải quyết việc làm, hỗ trợ hộ nghèo làm nhà (6/3/2015)
Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân (3/3/2015)
Tuyên truyền pháp luật cho người nghèo
Hội nghị tuyên truyền pháp luật cho Hội người khuyết tật
Tập huấn Bộ luật Hình sự năm 2015
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2017
Tập huấn Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 cho Hội viên
phai
phai 3
toaan
 
© 2011 - 2012 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO TP. HÀ NỘI
Địa chỉ: Tầng 2, số 170 Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.Chịu trách nhiệm nội dung: Hoàng Văn Giang - Tổng Thư Ký Hội - Hotline: 0466588555
Điện thoại: 0439780507- 0466588555 - Fax: 0439780507 - Email: baotrotuphaphn@gmail.com/ tuvanplso1@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design