Tư vấn luật số1 Tư vấn luật số1
0466588555
Tư vấn luật Tư vấn luật
Đường dây nóng Đường dây nóng
0466588555
Hỗ trợ quản trị Hỗ trợ quản trị
Văn phòng Văn phòng
0439780507
lo
Banner trai 01
Banner trai 02
Banner trai 03
Khách online: 100
Lượt khách: 3,515,125
Tìm kiếm tin tức

Hiến pháp 2013 tiếp tục hiến định bản án, phải được chấp hành nghiêm chỉnh

Điều 106 Hiến pháp 2013 qui định: “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”.
Quy định này đã trở thành nguyên tắc cơ bản được ghi nhận xuyên suốt trong các Hiến pháp của Việt Nam (Điều 136 Hiến pháp 1992 và Điều 137 Hiến pháp 1980). Đây cũng chính là nguyên tắc cho mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, bảo đảm tính thượng tôn của pháp luật, đặc biệt là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 
Chấp hành pháp luật là quyền và nghĩa vụ 
Thực hiện qui định này của Hiến pháp 2013, hiện nay Quốc hội đang xem xét thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự nhằm tiếp tục cải cách công tác tư pháp, qui định rõ hơn thẩm quyền, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp, đảm bảo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để các cơ quan tư pháp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. 
Quyền luôn đi liền với nghĩa vụ và việc chấp hành pháp luật cũng chính là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức và cá nhân, điều đó đã được Hiến pháp 2013 qui định rất cụ thể, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tôn trọng và chấp hành đầy đủ các bản án, quyết định của tòa án. Chấp hành các bản án, quyết định của tòa án không chỉ bảo đảm hiệu lực pháp luật của bản án, quyết định trên thực tế mà còn bảo đảm tính thượng tôn của pháp luật, duy trì trật tự xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, công lý và cả chế độ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành pháp luật của nhân dân trong mọi mặt của đời sống xã hội. Ngược lại, nếu bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng không được nghiêm chỉnh thi hành thì hiệu lực pháp luật của bản án, quyết định cũng như hiệu lực quản lý của Nhà nước, tính nghiêm minh của pháp luật bị xem thường, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ bị giảm sút.
Thực tiễn cho thấy, Nhà nước ta luôn thể chế hóa bằng nhiều qui định pháp luật để bảo đảm các bản án, quyết định của tòa án đều được thi hành nghiêm chỉnh trên thực tế, đảm bảo hiệu lực quản lý của Nhà nước, tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và mọi công dân, duy trì trật tự xã hội, giữ vững kỷ cương, phép nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn không ít bản án, quyết định của tòa án chưa được các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm chỉnh chấp hành, trật tự xã hội có lúc, có nơi chưa được bảo đảm, kỷ cương chưa nghiêm, quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, các tổ chức và công dân bị xâm phạm, gây bức xúc, làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội… ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
Để đảm bảo các bản án, quyết định của tòa án nhân dân được nghiêm chỉnh chấp hành trên thực tế cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. 
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với  các cơ quan tư pháp; tiếp tục triển khai và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 
Hai là, cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật (cả về hệ thống luật công lẫn luật tư) đảm bảo đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, tránh tình trạng pháp luật ở lĩnh vực này mâu thuẫn, chồng chéo với lĩnh vực khác, nhằm áp dụng thống nhất trong quá trình giải quyết vụ việc, bảo đảm bản án, quyết định của tòa án ban hành mang tính khả thi trên thực tế. 
Ba là, kiện toàn tổ chức, bộ máy các cơ quan nhà nước nói chung và hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng, bảo đảm phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp; nâng cao phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm nghề nghiệp, năng lực, trình độ, đặc biệt là sự công tâm, khách quan trong việc thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan bảo vệ pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; đồng thời đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ quan tư pháp thực hiện nhiệm vụ. 
Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc thực hiện và chấp hành kỷ cương, pháp luật của Nhà nước. 
Năm là, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên quan với các cơ quan tư pháp, nhất là trong quá trình xét xử và tổ chức thi hành án. 
Có như thế, Hiến pháp mới được thực thi một cách nghiêm minh và tinh thần thượng tôn pháp luật mới trở thành nguyên tắc tối thượng trong suy nghĩ và hành động của mỗi người dân, mỗi cán bộ, công chức. 
(Nguồn: baophapluat.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Phạt nặng hành vi đưa tin sai sự thật (28/1/2015)
Những điểm mới trong dự thảo Bộ luật Dân sự (13/1/2015)
Quy định mới về chế độ tài sản của vợ chồng (9/1/2015)
10 vấn đề trọng tâm xin ý kiến nhân dân về Dự thảo BLDS (sửa đổi) (8/1/2015)
Dành hơn 420 tỷ tặng quà tết cho người có công (7/1/2015)
Rút ngắn thời gian và thủ tục hành chính tư pháp (6/1/2015)
Đề xuất một số quy định về thuế thu nhập cá nhân (15/12/2014)
Hướng dẫn không áp thuế GTGT đối với một số mặt hàng từ 1/1/2015 (10/12/2014)
Bổ sung hơn 25 tỷ đồng trợ giúp pháp lý cho người nghèo (5/12/2014)
Chính sách tinh giản biên chế (24/11/2014)
Chậm làm sổ đỏ sẽ bị phạt đến 1 tỷ đồng (18/11/2014)
Từ 15/11/2014 áp dụng nhiều quy định mới về thuế GTGT (7/11/2014)
Đến 2020, xây dựng 11 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (5/11/2014)
Sẽ có thêm phương thức giải quyết tranh chấp thương mại (4/11/2014)
Nhất trí lập chức danh Tổng Thư ký Quốc hội (23/10/2014)
Tuyên truyền pháp luật cho người nghèo
Hội nghị tuyên truyền pháp luật cho Hội người khuyết tật
Tập huấn Bộ luật Hình sự năm 2015
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2017
Tập huấn Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 cho Hội viên
phai
phai 3
toaan
 
© 2011 - 2012 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO TP. HÀ NỘI
Địa chỉ: Tầng 2, số 170 Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.Chịu trách nhiệm nội dung: Hoàng Văn Giang - Tổng Thư Ký Hội - Hotline: 0466588555
Điện thoại: 0439780507- 0466588555 - Fax: 0439780507 - Email: baotrotuphaphn@gmail.com/ tuvanplso1@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design