Tư vấn luật số1 Tư vấn luật số1
0466588555
Tư vấn luật Tư vấn luật
Đường dây nóng Đường dây nóng
0466588555
Hỗ trợ quản trị Hỗ trợ quản trị
Văn phòng Văn phòng
0439780507
lo
Banner trai 01
Banner trai 02
Banner trai 03
Khách online: 87
Lượt khách: 3,515,125
Tìm kiếm tin tức

Đề xuất điều kiện thành lập hội

Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định về thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Trong đó, Bộ Nội vụ đề xuất một số quy định mới về điều kiện thành lập hội.
Hội là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vì mục đích lợi nhuận nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo dự thảo, tổ chức, hoạt động của hội được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây: 1- Tự nguyện; tự quản; 2- Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch; 3- Tự bảo đảm kinh phí hoạt động; 4- Không vì mục đích lợi nhuận; 5- Làm việc tập thể, biểu quyết theo đa số; 6- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ hội.

Tên gọi của hội không gắn liền với tên các danh nhân

So với điều kiện thành lập hội đang được áp dụng hiện nay, tại dự thảo, Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung thêm một số điều kiện thành lập hội. Cụ thể, về tên gọi của hội, theo quy định hiện nay, tên gọi của hội không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.

Tại dự thảo, điều kiện tên gọi của hội được đề xuất cụ thể hơn: 1- Viết bằng tiếng Việt, có thể được phiên âm, dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài; 2- Phù hợp với tôn chỉ, mục đích, phạm vi, lĩnh vực hoạt động chính của hội; 3- Không trùng lặp với tên gọi của hội khác đã được thành lập hợp pháp trước đó; 4- Không gắn liền với tên các danh nhân và tên gọi của cá nhân, tên gọi của tổ chức đã được thành lập theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.

Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ cũng đề xuất việc thành lập hội cần đảm bảo những điều kiện sau: Lĩnh vực hoạt động chính không trùng lặp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng phạm vi hoạt động; có tôn chỉ, mục đích phù hợp với quy định pháp luật; có điều lệ; có trụ sở theo quy định.

Ngoài ra, hội phải có đủ số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội. Cụ thể: Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất 100 công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất 50 công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất 20 công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất 10 công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội.

Dự thảo nêu rõ, đối với hội có phạm vi cả nước hoặc liên tỉnh do các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam đề nghị thành lập có ít nhất 11 tổ chức có tư cách pháp nhân ở nhiều tỉnh; hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất 5 tổ chức có tư cách pháp nhân ở nhiều huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội. Đối với hội xã hội – nghề nghiệp có tính đặc thù về chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.

Theo dự thảo, trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, quyết định cho phép thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
(Nguồn: chinhphu.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Chính phủ ban hành Nghị định về khung giá đất (18/11/2014)
Tăng bồi thường cho hành khách bị chậm, hủy chuyến bay (7/11/2014)
Hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số (5/11/2014)
Bổ sung ưu đãi cho DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (4/11/2014)
Hướng dẫn thực hiện quy định mới về thuế TNDN (23/10/2014)
Hướng dẫn mới về cho vay hỗ trợ nhà ở (21/10/2014)
Giám sát chặt thi công xây dựng công trình (15/10/2014)
Điều kiện sản xuất và kinh doanh phân bón vô cơ (13/10/2014)
Hướng dẫn hỗ trợ BHYT cho hộ có mức sống trung bình (9/10/2014)
Được vay vốn tới 1 tỷ đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm (8/10/2014)
Bổ sung quy định thời gian nộp thuế (3/10/2014)
Đề xuất 2 phương án chuyển đổi Phòng công chứng (18/9/2014)
Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân (15/9/2014)
Chỉ còn 11 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh (9/9/2014)
Hỗ trợ nông dân phát triển các tổ hợp tác (22/8/2014)
Tuyên truyền pháp luật cho người nghèo
Hội nghị tuyên truyền pháp luật cho Hội người khuyết tật
Tập huấn Bộ luật Hình sự năm 2015
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2017
Tập huấn Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 cho Hội viên
phai
phai 3
toaan
 
© 2011 - 2012 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO TP. HÀ NỘI
Địa chỉ: Tầng 2, số 170 Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.Chịu trách nhiệm nội dung: Hoàng Văn Giang - Tổng Thư Ký Hội - Hotline: 0466588555
Điện thoại: 0439780507- 0466588555 - Fax: 0439780507 - Email: baotrotuphaphn@gmail.com/ tuvanplso1@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design