Tư vấn luật số1 Tư vấn luật số1
0466588555
Tư vấn luật Tư vấn luật
Đường dây nóng Đường dây nóng
0466588555
Hỗ trợ quản trị Hỗ trợ quản trị
Văn phòng Văn phòng
0439780507
lo
Banner trai 01
Banner trai 02
Banner trai 03
Khách online: 116
Lượt khách: 3,515,125
Tìm kiếm tin tức

Băn khoăn quy định bỏ hình phạt tử hình với người 70 tuổi trở lên

Hạn chế hình phạt tử hình, quy định trách nhiệm của pháp nhân, bổ sung cơ chế chuyển phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ thành tù... là những vấn đề được nhiều Đại biểu Quốc hội đồng tình trong phiên thảo luận tại tổ về Dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) chiều qua 26/5.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ chiều 26/5
Chỉ phạt hành chính không đủ sức răn đe
Nhiều Đại biểu (ĐB) đồng tình với Chính phủ khi cho rằng tình hình vi phạm pháp luật của pháp nhân kinh tế ở Việt Nam trong những năm gần đây đang có chiều hướng gia tăng với mức độ nguy hiểm ngày càng nghiêm trọng, phổ biến là các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, kinh doanh, thương mại, thuế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, gây thiệt hại nghiêm trọng cho kinh tế - xã hội và cho đời sống của người dân, đòi hỏi cần phải có giải pháp mạnh để phòng ngừa và đấu tranh. 
Thực tế cho thấy, cơ chế xử phạt vi phạm hành chính và bồi thường thiệt hại áp dụng đối với pháp nhân vi phạm tỏ ra bất cập, kém hiệu quả.  
ĐB Vũ Xuân Trường (Nam Định) nhấn mạnh: “Nếu cứ để như bây giờ sẽ dẫn đến tình trạng buông xuôi mà biết rõ pháp nhân đó gây hại lớn cho xã hội”. Tuy nhiên, theo ĐB Trường, chỉ nên quy định một số pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự như pháp nhân kinh tế, sản xuất kinh doanh vì lợi nhuận. ĐB cũng lưu ý cần quy định chặt mức xử lý để đảm bảo sự công bằng vì một số pháp nhân vi phạm để xảy ra thiệt hại đã phải bồi thường theo Bộ luật Dân sự.
ĐB Đinh Xuân Thảo (Hà Nội), ĐB Lê Minh Thông (Thanh Hóa) cũng cho rằng, quy định về pháp nhân không phải vấn đề mới mà đã được ghi nhận trong pháp luật hình sự của 119 nước. Ở Việt Nam,  nghị quyết của Đảng cũng quy định trách nhiệm pháp nhân. Theo các ĐB, đưa vấn đề này vào sửa đổi Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện nay là rất cần thiết để nâng cao tính răn đe, phòng ngừa.
Tuy nhiên, vẫn có những ĐB không tán thành với quy định nói trên. ĐB Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) cho rằng, nếu lựa chọn một số loại pháp nhân như Dự thảo Luật sẽ không toàn diện. Do đó, nên giữ nguyên quy định như hiện nay, tức khi có vi phạm có thể phạt tiền hoặc đình chỉ hoạt động.
Đề xuất giữ nguyên tử hình với tội phạm tham nhũng
Về hạn chế hình phạt tử hình, đại đa số ý kiến ủng hộ chủ trương này, vì hoàn toàn phù hợp với tinh thần bảo vệ các quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp 2013 và xu hướng hội nhập quốc tế của nước ta. Dự luật đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với 7,5 tội trong số 22 tội danh có quy định hình phạt tử hình trong BLHS hiện hành. 
Đó là các tội: cướp tài sản; phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người, tội phạm chiến tranh (các Điều 167, 316, 407, 413, 436, 437 và Điều 438) và tội vận chuyển trái phép chất ma túy (tách từ Điều 194 BLHS hiện hành thành Điều 251 Dự thảo).
ĐB Vũ Xuân Trường (Nam Định) đề nghị cân nhắc bỏ tử hình với tội  vận chuyển trái phép chất ma túy vì theo ĐB này “nhiều vụ không xác định được người mua bán nhưng qua khám nhà hoặc bắt quả tang thu giữ hàng ngàn bánh heroin. Những vụ này gây hậu quả lớn cho xã hội mà bỏ tử hình là không nên”. 
Thứ trưởng Bộ Công an Đặng Văn Hiếu (ĐB tỉnh Thanh Hóa) cũng chung đề nghị. Đồng thời theo ĐB Hiếu, nếu bỏ tử hình trong tội cướp tài sản cũng khó đảm bảo tính răn đe. Còn ĐB Nguyễn Đức Chung (Hà Nội) thì đề xuất: “Giữ nguyên án tử hình với tội phạm tham nhũng. Người nghèo buộc đi buôn ma tuý tử hình. Còn người có chức vụ, kiến thức mà tham ô tham nhũng mà lại không tử hình là không công bằng”, ĐB Chung nói.
Riêng đối với các tội như phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người, tội phạm chiến tranh... mặc dù thực tế chưa xét xử nhưng bỏ tử hình nhiều ĐB vẫn tỏ rõ băn khoăn và đề nghị giữ lại loại tội này. Liên quan đến việc bổ sung đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình, đó là người từ 70 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử nhiều ĐB không đồng ý vì cho rằng hiện nay ở tuổi này vẫn có nhiều trường hợp phạm tội, lại là tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Trong khi tuổi thọ ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam ngày càng được nâng cao thì quy định này cần cân nhắc.
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường mong muốn các ĐB tiếp tục nghiên cứu, xem xét đề xuất của Chính phủ liên quan đến việc hạn chế hình phạt tử hình. “Cá nhân tôi nghĩ không có nền tư pháp nào chính xác 100%. Làm oan một người là không thể khắc phục. Do đó, bỏ tử hình với tội nào cũng cần hết sức thận trọng”.
Trả lời băn khoăn của một số ĐB về đề xuất bỏ tử hình với tội vận chuyển trái phép chất ma túy, Bộ trưởng dẫn thực tế có những vụ mấy chục người xử tử hình mà không tìm ra chủ mưu. Có người vận chuyển thuê để lấy vài triệu đồng thôi mà tử hình thì không nên. Theo Bộ trưởng, đã đến lúc tăng cường năng lực phát hiện chủ mưu. 
(Nguồn: baophapluat.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Đề xuất mức thu lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực mới (3/4/2015)
Rút ngắn thời gian cấp GCN đăng ký doanh nghiệp (23/3/2015)
Đề xuất 2 phương án kê biên tài sản để thi hành án (12/3/2015)
Dự thảo Luật Thủy lợi (12/3/2015)
Phải bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động (11/3/2015)
Vì sao phải bắt buộc mua BHYT theo hộ gia đình? (6/3/2015)
Vì sao cần đổi mới công tác trợ giúp pháp lý? (3/3/2015)
Nên kéo dài thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp (25/2/2015)
Xử lý nghiêm vi phạm trong lĩnh vực công chứng (12/2/2015)
Kiến nghị truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân (3/2/2015)
Linh hoạt về giám hộ, hết “cửa” tẩu tán tài sản chung của vợ chồng (28/1/2015)
Kế hoạch đơn giản hóa TTHC trọng tâm năm 2015 (9/1/2015)
Góp ý dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) từ 5/1/2015 (6/1/2015)
Triển khai thực hiện một số quy định mới về thuế (5/12/2014)
Ưu đãi đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn (3/12/2014)
Tuyên truyền pháp luật cho người nghèo
Hội nghị tuyên truyền pháp luật cho Hội người khuyết tật
Tập huấn Bộ luật Hình sự năm 2015
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2017
Tập huấn Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 cho Hội viên
phai
phai 3
toaan
 
© 2011 - 2012 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO TP. HÀ NỘI
Địa chỉ: Tầng 2, số 170 Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.Chịu trách nhiệm nội dung: Hoàng Văn Giang - Tổng Thư Ký Hội - Hotline: 0466588555
Điện thoại: 0439780507- 0466588555 - Fax: 0439780507 - Email: baotrotuphaphn@gmail.com/ tuvanplso1@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design