Tư vấn luật số1 Tư vấn luật số1
0466588555
Tư vấn luật Tư vấn luật
Đường dây nóng Đường dây nóng
0466588555
Hỗ trợ quản trị Hỗ trợ quản trị
Văn phòng Văn phòng
0439780507
lo
Hội BTTP VN
Banner trai 01
Banner trai 02
Banner trai 03
Khách online: 99
Lượt khách: 3,515,125
Tìm kiếm tin tức

Người dân và “sổ đỏ” vẫn chưa có điều kiện “gặp nhau”

Những bất cập bắt nguồn từ ban hành chính sách đến thực hiện khiến nhiều người dân và “sổ đỏ” vẫn chưa có điều kiện “gặp nhau”.
Ông Chu Văn Hệ, cán bộ tư pháp UBND xã Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, có nhiều bất cập dẫn đến tồn đọng việc cấp “sổ đỏ” ở nông thôn. 

Đó là thông tin được công bố tại Hội thảo “thực trạng và những bất cập trong việc cấp giất chứng nhận quyền sử đụng đất” do Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam (VIJUSAP) tổ chức hôm nay 19/11. 

Luật Đất đai 2013 đã có nhiều quy định thông thoáng, tạo điều kiện cho người dân sử dụng quyền sử dụng đất (QSDĐ) để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Song thực tiễn đặt ra nhiều vấn đề cần khắc phục để triển khai Luật, trong đó khó nhất là cấp giấy chứng nhận QSDĐ (“sổ đỏ”).

Ông Chu Văn Hệ, cán bộ tư pháp UBND xã Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) phản ánh, ngay tại Hà Nội cũng có nhiều bất cập dẫn đến tồn đọng việc cấp “sổ đỏ” ở nông thôn. Nguyên nhân là căn cứ Luật 2013 các phần thuế phải nộp để được cấp “sổ đỏ” là quá cao (50-100%) so với điều kiện kinh tế của người dân ở nông thôn khiến người dân không đủ sức để xin cấp “sổ đỏ” dẫn đến thắc mắc và tồn đọng”.

“Nhận “sổ đỏ“ với dòng “phê” “nợ thuế” thì người dân cũng không làm được gì. Hậu quả là “các hộ nghèo không có “sổ đỏ” thế chấp, vay tín dụng làm kinh tế do đó hộ nghèo càng nghèo thêm”, ông Chu Văn Hệ nhấn mạnh. 

Giải thích nguyên nhân, đại diện lãnh đạo Cục Công sản, Bộ Tài chính, tình trạng người dân không nhận “sổ đỏ” không hẳn vì vấn đề tài chính mà vì không đồng tình khi chỉ được cấp sổ cho một phần diện tích đất mà họ thực tế đang sử dụng để đúng hạn mức sở hữu đất đai.

Theo đó, bà Tạ Thị Minh Lý, Chủ tịch VIJUSAP nhấn mạnh, tỷ lệ khiếu kiện cao về đất đai hiện nay là mất mát lớn cho người dân và xã hội. Do đó, “đất không chân”, không tự dịch chuyển nên cơ quan chức năng phải tính toán để quy hoạch, tháo gỡ bất cập trong quản lý đất đai, không để dân phải khiếu kiện.
(Nguồn: http://thanhtra.com.vn/)
CÁC TIN KHÁC:
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2015 (4/11/2015)
Hà Nội: Hai luật sư bị nhóm người lạ mặt hành hung (4/11/2015)
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung được giới thiệu làm Chủ tịch Hà Nội (4/11/2015)
Danh sách Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVI (3/11/2015)
10 Luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2015 (14/7/2015)
Quốc hội thảo luận dự án Luật Kiểm toán, Bộ luật Hình sự (27/5/2015)
Vị thế, vai trò của ngành Tư pháp ngày càng được nâng cao (16/4/2015)
Nhiều băn khoăn về Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (16/4/2015)
Cần tăng ngân sách cho hoạt động trợ giúp pháp lý (3/4/2015)
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2015 (3/4/2015)
Đối thoại, tôn vinh và cùng tháo gỡ khó khăn (23/3/2015)
3 đối tượng được vay vốn để phát triển nhà ở xã hội (12/3/2015)
Triển khai biên soạn Lịch sử Chính phủ Việt Nam (10/3/2015)
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật (6/3/2015)
Đến năm 2030: Người thực hiện trợ giúp pháp lý chủ yếu là luật sư (6/3/2015)
Tuyên truyền pháp luật cho người nghèo
Hội nghị tuyên truyền pháp luật cho Hội người khuyết tật
Tập huấn Bộ luật Hình sự năm 2015
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2017
Tập huấn Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 cho Hội viên
phai
phai 3
toaan
 
© 2011 - 2012 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO TP. HÀ NỘI
Địa chỉ: Tầng 2, số 170 Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.Chịu trách nhiệm nội dung: Hoàng Văn Giang - Tổng Thư Ký Hội - Hotline: 0466588555
Điện thoại: 0439780507- 0466588555 - Fax: 0439780507 - Email: baotrotuphaphn@gmail.com/ tuvanplso1@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design