Tư vấn luật số1 Tư vấn luật số1
0466588555
Tư vấn luật Tư vấn luật
Đường dây nóng Đường dây nóng
0466588555
Hỗ trợ quản trị Hỗ trợ quản trị
Văn phòng Văn phòng
0439780507
lo
Banner trai 01
Banner trai 02
Banner trai 03
Khách online: 89
Lượt khách: 3,515,125
Tìm kiếm tin tức

Sử dụng ngân sách địa phương cho người nghèo vay

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 11/2017/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Theo Thông tư, đối tượng áp dụng là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan, đơn vị, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác gồm: Nguồn vốn còn lại tại thời điểm giải thể của Quỹ giải quyết việc làm địa phương thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; nguồn vốn ngân sách địa phương trích hàng năm (bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương và khả năng cân đối ngân sách) ủy thác qua NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (đối với ngân sách cấp tỉnh), Hội đồng nhân dân cấp huyện (đối với ngân sách cấp huyện) quyết định; nguồn tiền lãi thu được từ cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác được trích hàng năm để bổ sung vào nguồn vốn ủy thác theo quy định.

Thông tư nêu rõ đối tượng cho vay thực hiện theo quy định tại Điều 2 Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và một số đối tượng chính sách khác tại địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định (nếu có).

Mục đích sử dụng vốn vay theo quy định tại Điều 14 Nghị định 78/2002/NĐ-CP và tình hình đối tượng, nhu cầu sử dụng vốn vay thực tế của địa phương để quy định.

Mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, quy trình, thủ tục cho vay, bảo đảm tiền vay (nếu có) do UBND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở các quy định hiện hành của NHCSXH và phù hợp với thực tế tại địa phương.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2017
(Nguồn: chinhphu.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp từ 1/7 (30/3/2017)
Chi soạn thảo Thông tư từ 2,7-3,2 triệu đồng/dự thảo (23/2/2017)
Đề xuất hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi là 75 triệu đồng (23/2/2017)
Quy định mới về lệ phí môn bài áp dụng từ 2017 (10/1/2017)
Những hành vi cấm trong hoạt động thủy sản (10/1/2017)
Công khai, minh bạch hơn về phí và lệ phí từ 1/1/2017 (10/1/2017)
Mức thu lệ phí trước bạ mới từ 2017 (10/1/2017)
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2017 (4/1/2017)
Rà soát, hoàn thiện các chính sách xã hội (4/1/2017)
17 TTHC về đất đai được thực hiện bằng phương thức điện tử (8/7/2016)
Những điểm mới về chính sách thuế từ 1/7/2016 (28/6/2016)
Giết mổ động vật chứa chất cấm, đưa nước vào động vật giết mổ bị phạt nặng (17/5/2016)
Xử lý kỷ luật cán bộ vi phạm (17/5/2016)
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2016 (29/3/2016)
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2016 (11/3/2016)
Tuyên truyền pháp luật cho người nghèo
Hội nghị tuyên truyền pháp luật cho Hội người khuyết tật
Tập huấn Bộ luật Hình sự năm 2015
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2017
Tập huấn Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 cho Hội viên
phai
phai 3
toaan
 
© 2011 - 2012 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO TP. HÀ NỘI
Địa chỉ: Tầng 2, số 170 Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.Chịu trách nhiệm nội dung: Hoàng Văn Giang - Tổng Thư Ký Hội - Hotline: 0466588555
Điện thoại: 0439780507- 0466588555 - Fax: 0439780507 - Email: baotrotuphaphn@gmail.com/ tuvanplso1@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design